Bạn có biết gần một nửa lưu lượng truy cập internet không phải là con người? Vào năm 2021, 47,4% lưu lượng truy cập internet đến từ các bot tự động và đã tăng 5,1% so với năm trước.
[Read more…]
Tích hợp Google reCAPTCHA v3 vào CodeIgniter4
Bài viết trước mình cũng đã có hướng dẫn Tích hợp Google reCAPTCHA v2 vào CodeIgniter4, trong bài viết tiếp theo này mình sẽ hướng dẫn các bạn tích hợp nốt Google reCAPTCHA v3 vào CodeIgniter4 nữa. Bạn nào chưa đọc bài viết trước liên quan đến chuỗi chủ đề reCaptcha thì đọc lại bài viết đó nhé.
[Read more…]
Tích hợp Google reCAPTCHA v2 vào CodeIgniter4
Holly shit ! Mình vừa mới mất 3h đồng hồ trong cuộc đời để ngồi tích hợp ngược reCAPTCHA V2 vào Form contact trong CodeIgniter 4 và bây giờ ngồi chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn. Vốn dĩ trước đây mình dùng reCAPTCHA V3 tuy nhiên sau một vài phiền toái không đáng có, mình quyết định quay lại với reCAPTCHA V2. Cụ thể như thế nào mình sẽ có một bài so sánh sau. Bài này là vế vấn đề kỹ thuật. [Read more…]
Tạo 1 con bot Telegram để nghịch: tạo bot tự động đăng nội dung trong group/channel
Telegram thì ngày càng phổ biến, một số công ty cũng đã. chuyển sang sử dụng nền tảng này để giao tiếp nội bộ thay cho những nền tảng khổ biến khác như Facebook Messenger, hay là Skype…
Gen Z trong công sở: năng động nhưng…
Trong công việc, tôi cũng là một quản lý bộ phận trong công ty, tôi có cơ hội tiếp xúc và làm việc với nhiều thế hệ nhân viên khác nhau, trước đây là thế hệ Gen Y và bây giờ là Gen Z (sinh từ 1997-2012) là thế hệ mới nổi trội hiện nay. Tuy đánh giá cao sự năng động, sáng tạo và am hiểu công nghệ của Gen Z, nhưng tôi cũng không tránh khỏi những bức xúc khi quản lý thế hệ này.
1. Cách giao tiếp lạ lẫm
Gen Z thường sử dụng ngôn ngữ mạng, viết tắt và emoji trong giao tiếp, khiến những người thuộc thế hệ trước khó hiểu. Ví dụ, thay vì nói “Anh ơi, em đã hoàn thành báo cáo”, Gen Z có thể nói “done nhé!”. Việc sử dụng ngôn ngữ mạng có thể gây khó hiểu cho những người thuộc thế hệ trước, đặc biệt là trong các văn bản chính thức. Ngoài ra tuy không quá quan trọng nhưng các xưng hộ đôi lúc tùy tiện khiến cho tôi đôi lúc cảm giác không được tôn trọng.
Họ cũng thích sử dụng tin nhắn thay cho email hoặc gọi điện trực tiếp. Ví dụ, một nhân viên Gen Z có thể gửi tin nhắn cho quản lý để hỏi về một nhiệm vụ thay vì gọi điện thoại hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp. Giao tiếp qua tin nhắn giúp tiết kiệm thời gian và nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến hiểu lầm do thiếu ngữ cảnh và biểu cảm.
2. Mức độ tập trung ngắn
Gen Z thường bị phân tâm bởi mạng xã hội và các thiết bị di động. Họ có thể tập trung cao độ trong thời gian ngắn nhưng dễ bị sao lãng bởi những thứ mới mẻ. Ví dụ, trong một cuộc họp, một nhân viên Gen Z có thể liên tục kiểm tra điện thoại hoặc lướt mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và khả năng hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
Do đặc thù của công việc của mình là cần sự tập trung cao độ để giải quyết vấn đề, cho nên đôi lúc tôi trở nên khó chịu với các các bạn gõ 1 dòng code lại ngồi nhắn chục cái tin rồi lại quay lại gõ tiếp 1 dòng code tiếp theo. Phải nói là cực kỳ ngứa mắt.
Tuy nhiên do văn hóa văn phòng cũng khá thoải mái nên cũng không thể nhắc nhở trực tiếp những vấn đề tế nhị như vậy.
3. Quan điểm về công việc
Gen Z đề cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance) và không ngại từ chối những yêu cầu họ cho là không hợp lý. Ví dụ, một nhân viên Gen Z có thể từ chối làm thêm giờ nếu họ cảm thấy quá tải hoặc muốn dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Họ cũng có xu hướng “nhảy việc” nhiều hơn so với các thế hệ trước, vì luôn tìm kiếm những cơ hội mới và môi trường làm việc phù hợp với bản thân.
Có một đặc điểm nữa mà mình nhận ra ở các bạn Gen Z là sau một thời gian nhảy tới nhảy lui gần như các bạn không có sự thăng tiến nào đáng kể trong công việc dù mức lương đúng là có thay đổi sau đôi ba lần nhảy việc. Viện giải cho cái sự nhảy việc này, một bạn nói với mình “tuổi trẻ mà anh, cứ thử nghiệm cho đã, lỡ thất nghiệp về nha ba má lo” rồi cười.
4. Khả năng thích ứng với văn hóa công ty
Gen Z thường có phong cách làm việc độc lập và tự do, và có thể gặp khó khăn khi tuân theo những quy tắc và quy định cứng nhắc trong môi trường công ty truyền thống. Ví dụ, một nhân viên Gen Z có thể không thích mặc đồng phục hoặc tuân thủ giờ giấc làm việc cố định. Họ cũng mong muốn được lắng nghe và đóng góp ý kiến trong việc ra quyết định, điều này có thể tạo ra xung đột với những thế hệ quản lý trước đây.
Tôi không thích GenZ
Không phải kiểu người cực đoan hoàn toàn nhưng tôi phải thừa nhận là tôi không thích các bạn GenZ cho lắm.
Tôi vẫn đồng quan điểm là Gen Z cũng “có Gen Z this, Gen Z that” và có những bạn rất giỏi, có bạn rất cầu tiến. Không ai có thể phủ nhận những điều này. Xã hội phát triển, những thế hệ trước của các bạn đã tạo cho các bạn Gen Z một môi trường và nền tảng vững chắc về kinh tế, vật chất nên các bạn có nhiều điều kiện để thử nghiệm, thay đổi và sống theo ý mình nhiều hơn. Tuy nhiên, theo tôi nó cũng làm chết đi những kỹ năng rất quan trọng khác trong cuộc sống.
Cuộc sống thay đổi nhiều hơn so với trước, nhu cầu chứng minh bản thân của Gen Z càng lớn hơn, trong mắt các bạn thế hệ Gen Y như chúng tôi là một thế hệ già cỗi, lạc hậu :( và cần phải được “thay não” để phù hợp với cuộc sống mới.
Làm thế nào để quản lý Gen Z hiệu quả?
Là một quản lý, tôi cho rằng cần có những cách tiếp cận mới để quản lý Gen Z hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý:
- Tạo môi trường làm việc cởi mở và linh hoạt: Gen Z thích được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo và có thể tự do thể hiện bản thân. Hãy tạo điều kiện cho họ làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng và học hỏi lẫn nhau.
- Giao tiếp hiệu quả: Sử dụng đa dạng các kênh giao tiếp như email, tin nhắn, mạng xã hội để phù hợp với thói quen của Gen Z. Đảm bảo thông tin được truyền đạt rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.
- Công nhận và khen thưởng kịp thời: Gen Z thích được ghi nhận và đánh giá cao cho những đóng góp của họ. Hãy khen thưởng kịp thời cho những thành công của họ, dù là nhỏ nhất, để tạo động lực cho họ tiếp tục cố gắng.
- Tạo cơ hội phát triển: Gen Z luôn mong muốn học hỏi và phát triển bản thân. Hãy cung cấp cho họ các chương trình đào tạo, mentoring và cơ hội để tham gia vào các dự án mới để họ phát huy tiềm năng của mình.
Google Tag Manager vs Page Speed: tác động và cải thiện
Page Speed là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng tìm kiếm của website. Có rất nhiều việc cần phải làm để cải thiện chỉ số này, trong đó một trong những việc khó nhằm nhất đối với đa số webmaster đó là tối ưu tốc độ tải của Tag Manager trên thang đo Page Speed [Read more…]
Xu hướng SEO và những điều nên làm trong năm 2024
SEO là một trong những ngành cho nhiều biến động nhất trong năm nay (2023) với sự xuất hiện của AI đủ loặi hằm bà lằng như ChatGPT, Bing AI, Bard AI…. Việc tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm giúp doanh nghiệp tăng khả năng hiển thị trên các kết quả tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Với sự ra đời của các công cụ AI, việc làm SEO cũng có nhiều thay đổi đáng kể hơn trước đây, và cùng với nó thuật toán cũng thay đổi. [Read more…]
6 chỉ số quan trọng trong Google Analytics bạn cần biết
Google Analytics là một công cụ phân tích website miễn phí của Google, giúp bạn theo dõi và phân tích dữ liệu lưu lượng truy cập website. Các chỉ số trong Google Analytics có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hiệu suất của website, từ đó giúp bạn cải thiện và phát triển website của mình.
Vậy, trong Google Analytics nhữngh chỉ số nào là những chỉ số quan trọng mà bạn cần đặc biệt lưu ý ? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn một số chỉ số quan trọng cần chú ý trong Google Analytics.
1. Tỷ lệ truy cập website (Sessions)
Tỷ lệ truy cập website (Sessions) cho biết số lượng người dùng truy cập vào website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ truy cập website cao cho thấy website của bạn đang được nhiều người quan tâm và truy cập.
Đã có nhiều bài viết hướng dẫn các thủ thuật để tăng truy cập, bạn có thể tìm thấy chúng tại:
- Tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm (SEO)
- Tạo nội dung hấp dẫn và chất lượng
- Tăng cường hoạt động marketing
2. Conversion Rate
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) cho biết tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn trên website của bạn, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký nhận bản tin, v.v. Tỷ lệ chuyển đổi cao cho thấy website của bạn đang hoạt động hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Tối ưu hóa trang đích (landing page)
- Tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn
- Tiếp thị mục tiêu (target marketing)
3. Time on Page
Thời gian dành cho website (Time on Page) cho biết trung bình mỗi người dùng dành bao nhiêu thời gian trên mỗi trang của website. Thời gian dành cho website cao cho thấy người dùng đang quan tâm đến nội dung trên website của bạn và họ đang dành thời gian để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Để cải thiện thời gian dành cho website, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Tạo nội dung hấp dẫn và chất lượng
- Sắp xếp nội dung một cách hợp lý
- Sử dụng các hình ảnh và video chất lượng cao
4. Bounce Rate
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) cho biết tỷ lệ người dùng rời khỏi website sau khi chỉ truy cập một trang. Tỷ lệ thoát cao cho thấy nội dung trên website của bạn không thu hút được người dùng và họ không tìm thấy thông tin họ cần.
Để giảm tỷ lệ thoát, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Tạo trang đích hấp dẫn
- Sắp xếp nội dung một cách hợp lý
- Sử dụng các hình ảnh và video chất lượng cao
5. Nguồn truy cập (Source)
Nguồn truy cập (Source) cho biết người dùng truy cập vào website của bạn từ đâu, chẳng hạn như từ công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, v.v. Việc phân tích nguồn truy cập sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người dùng tìm thấy website của bạn và từ đó có thể tối ưu hóa các chiến dịch marketing của mình.
6. Hành vi người dùng (Behavior)
Hành vi người dùng (Behavior) cho biết người dùng truy cập vào các trang nào trên website của bạn, họ dành bao nhiêu thời gian trên mỗi trang, họ nhấp vào các liên kết nào, v.v. Việc phân tích hành vi người dùng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với website của bạn và từ đó có thể cải thiện trải nghiệm người dùng.
Ngoài các chỉ số trên, còn có một số chỉ số khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của website, chẳng hạn như:
- Độ tuổi và giới tính của người dùng
- Vị trí địa lý của người dùng
- Thời điểm truy cập website
- Thiết bị truy cập website
- Số lần truy cập website của người dùng
Việc phân tích các chỉ số trong Google Analytics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu suất của website và từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp để cải thiện và phát triển website của mình.
Lời khuyên
Để có được những phân tích chính xác và hữu ích, bạn nên theo dõi và phân tích các chỉ số trong Google Analytics trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện xu hướng và đưa ra các quyết định phù hợp.
Chương trình tạo tài khoản, nhận ngay 100$ của Linode
Mình chia sẻ thật lòng với anh em là mình cũng đang là người sử dụng Linode với nhiều VPS khác nhau phục vụ công việc cũng như đam mê viết lách của mình. Cho bạn nào chưa biết thì Linode là một nhà cung cấp VPS linh hoạt và khá được lòng nhiều anh em người VN sử dụng vì các gói VPS, hosting, delicated server khác là đa dạng. Xem thêm: đánh giá Linode
- 1
- 2
- 3
- …
- 53
- Next Page »