Trong 2 phần trước, tôi đã cố gắng tìm hiểu và tối ưu kinh nghiệm người dùng cũng như tìm một giải pháp khả thì để đưa thông điệp thương hiệu lên website. Đây cũng là một công việc quan trọng trong quá trình tối ưu hóa nội dung trên trang web. Trong bài viết nay tôi sẽ trình bày một số kinh nghiệm khác liên quan dến việc tối ưu hóa nội dung và trải nghệm sao cho tốt nhất.
Phụ mục
Tối ưu hóa trang web
Tối ưu hóa phiên bản di động
Để bắt tay xây dựng phiên bản di động, chúng tôi dành thời gian để tìm hiểu điều gì quan trọng tác động đến website, những thông tin không quan trọng có thể được lượt bỏ ở phiên bản di động.
Đáng ra, chúng tôi đi ngược với quy trình thiết kế Mobile First – nghĩa là phiên bản mobile được xây dựng trước để tối ưu, sau đó phát triển, bổ sung những thành phần ít quan trọng hơn để tạo nên phiên bản desktop. Nhưng chuyện đã lỡ nên chúng tôi phải làm ngược lại.
Giờ đã là giai đoạn các kiến thức thiết kế giao diện responsive khong còn mới mẻ nữa nên tôi không bàn nhiều đến phần này. Đọc lại các bài viết của tôi nếu bạn cần tìm hiểu thêm nhé.
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Như đã nói ở phần trải nghiệm người dùng, đặc tính đầu tiên của website mà tôi triển khai đó chính là con số 70% người dùng truy cập website là từ thiết bị di động. Tỉ lệ đặt đơn hàng của lớp đối tượng này chủ yếu là qua điện thoại. Phân tích hành vi người dùng và luồng di chuyển trên trang tôi nhận thấy khách hàng dùng di động vẫn đặt hàng nhưng đến phần điền thông tin người mua hàng lại có tỉ lệ thoát rất cao.
Điều này là do khách hàng dùng thiết bị di động không dễ gõ thông tin đầy đủ và khá bất tiện khi phải gõ quá nhiều thông tin như Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email… làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu và dẫn đến việc họ tắt trang web, hoặc chuyển sang hình thức mua hàng qua điện thoại.
Để giải quyết bài toán này, tôi tiến hành cho xây dựng thêm một nút “Mua nhanh” – nút này hiển thị cả ở trên máy tính bàn lẫn phiên bản di động. Đối với khách hàng truy cập từ di động, chúng tôi cho ẩn đi nút mua hàng và chỉ sử dụng nút mua nhanh. Mục đích của nút này là giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và thao tác, khách hàng chỉ cần gõ số điện thoại, hệ thống sẽ tự động nhận diện sản phẩm mà khách hàng muốn mua đồng thời dùng số điện thoại này để tạo đơn hàng. Một khi đơn hàng được tạo, nhân viên tư vấn sẽ liên lạc với khách hàng và bổ sung các thông tin cần thiết liên quan đến người mua, hình thức thanh toán, hình thức nhận hàng….
Ngoài ra, để giúp trải nghiệm mua hàng của người dùng tốt hơn, tôi tiến hành một số bước tối ưu liên quan đến tối ưu hóa trải nghiệm người dùng mà tôi đã có dịp viết trước đây. Bạn nào chưa đọc thì đọc lại nhé, viết lại cũng hơi thừa.