Sử dụng Author markup trên website (đặc biệt là blog) rất quan trọng, đặc biệt là khi blog bạn sản xuất rất nhiều nội dung mới mỗi ngày như Moz. Không chỉ nó giúp hiển thị hình ảnh tác giả trên SERP, nó còn giúp tăng tỉ lệ click chuột lên kết quả tìm kiếm của bạn. Ngoài ra, hình ảnh tác giả trên SERP cũng góp phần xây dựng niềm tin đối với người tìm kiếm khi họ đã biết đến bạn và trân trọng những sản phẩm hoặc nội dung bạn đã cung cấp trước đó. Author markup còn giúp bạn có thêm những kết quả trong phần các bài viết chuyên sâu, có liên quan trên kết quả tìm kiếm của Google. Trên tất cả, Google khuyến khích các tác giả, người viết nên sử dụng mã Author markup trên blog hoặc website của họ nhằm xác định quyền tác giả với bài viết.
Chúng ta đều biết rằng gần đây Google giảm đi một số lượng lớn Author markup trên các blog, nhiều tác giả đã mất hình ảnh đại diện thương hiệu của mình trên kết quả tìm kiếm của Google. Tại sao lại như vậy ? Làm thế nào để nó hoạt động đúng và hiển thị trở lại ?
Việc xây dựng thương hiệu tác giả và đặt mã Author markup trên Moz đã được chúng tôi xây dựng được 2 năm, và cuối cùng chúng tôi nhận ra rằng nó làm việc tương đối chính xác và hoàn chỉnh. Tôi muốn chia sẻ với các bạn về hành trình của chúng tôi và hi vọng những thông tin này có thể giup các bạn tìm ra những gì đang xảy ra trên trang web của bạn.
Phụ mục
Phần I: Theo sau một trục trặc nhỏ là thành công
Khi tôi bắt đầu trở lại Moz vào 2012(trước đó một thời gian khá dài là SEOMoz), author markup đã không làm việc đúng trên Moz bởi vì…vì… nó không được làm đúng. Trong các nút “Join the Moz Community” mà bạn nhìn thấy ở bên phải mỗi bài đăng trên Moz có liên kết đến trang Google+ của Moz. Điều này có nghĩa là Google nghĩ rằng Moz là tác giả của mỗi bài đăng. Chúng tôi chỉ nhận được một ít author snippet với hình ảnh của Roger, nhưng đa phần các tác giả cá nhân khác đều không gặp may như vậy.
Một thành viên thân thiết trong cộng đồng Moz đã chỉ ra cho chúng tôi điều này và chúng tôi đã sửa chữa nó một cách nhanh chóng nhất có thể. Kết quả: THÀNH CÔNG.
Khi tôi tìm thấy đoạn mã rich snippet chính xác, gương mặt tôi gần như thế này:
Nhưng rồi một vài thứ đã thay đổi.
Phần II: mọi thứ dần trở nên khủng khiếp
Sau nhiều tháng các tác giả xuất hiện trên SERP không có bất kỳ vấn đề gì, bất chợt các authorship snippet của chúng tôi bất ngờ biến mất. Chúng tôi hầu như không tìm thấy bất kỳ đoạn author markup nào xuất hiện trên Moz.
Phần tồi tệ nhất là khi sử dụng công cụ Google’s Structured Data Validator tool lại thông báo cho chúng tôi biết là mã markup của chúng tôi đã và đang làm việc tốt.
Việc xảy ra trong những tình huống như thế này là khi Google thay đổi các tiêu chí cho một đoạn mã xuất hiện nhưng không cập nhật các công cụ xác nhận cho đến sau này. Trong trường hợp này, chúng tôi nghi ngờ việc Google đã chặt chẽ hơn về cách đánh dấu có thể đã được thực hiện và vẫn làm việc do có quá nhiều tác giả tích cực. Mã đánh dấu của chúng tôi không hoàn hảo, nhưng nó đủ để Google có thể đánh dấu tác giả cho chúng tôi – cho đến khi họ quyết định không cho thực hiện như vậy nữa.
Thật không may, như vậy là chúng ta không thể dựa vào các công cụ xác nhận được Google cung cấp để kiểm tra mã markup của mình có thể hiển thị hay không và chúng ta không thể sửa chữa theo cách đó. Không có nhiều thông tin cho việc “nó ngừng làm việc vì một lý do nào đó”. Tôi bắt đầu tìm hiểu và khắc phục mọi sự cố mà tôi có thể nghĩ đến.
Phần III: cố gắng làm mọi thứ có thể
Khi chúng tôi sử dụng phương pháp 2 liên kết cho authorship markup, trong đó chúng tôi liên kết từ author’s byline của tác giả đến trang profile trong Moz với rel=author. Và sau đó từ trang profile cá nhân của tác giả đến trang cá nhân của họ trên Google+ với rel=me. Và như tôi đã nói, thứ này làm việc tốt cho đến khi nó không còn hiện ra nữa.
Đây là những thứ tôi đã thử nghiệm để cố gắng đưa hình ảnh tác giả trở lại:
Liên kết nofollow từ nút chia sẻ trên Google+: từ thất bại trước đó của chúng tôi, chúng tôi cố gắng liên kết nofollow đến Google+ từ các nút liên kết mạng xã hội của chúng tôi. Lúc đó tôi có suy nghĩ “nếu đây là vấn đề, thì nó thật sự quá ngu ngốc!”.
Kết quả: không có sự thay đổi nào.
Liên kết trực tiếp từ author byline đến tiểu sử của họ trên Google+: trang lịch sử trên Moz,các byline của tác giả liên kết đến trang hồ sơ cá nhân của mình trong phần cộng đồng của chúng tôi… chúng tôi lo ngại rằng việc này làm cho phát sinh quá nhiều liên kết mà Google phải phân tích, chúng tôi liên kết trực tiếp đến tiểu sử của họ trên Google+.
Kết quả: không có gì thay đổi. Ngoài ra nó chi ra rằng các bạn ghét nó. Nhấp chuột vào liên kết byline của tác giả để đọc thêm các bài viết về tác giả đó là một phần yêu thích của độc giả thay vì xem tiểu sử của tác giả đó.
Thêm nickname trong Google+: nhiều người trong số các tác giả của chúng tôi không viết blog dưới tên thật của họ. Ví dụ Dr. Pete, firstname của anh ta không phải là Doctor, để xem nickname của họ nếu ném ra Google+ liệu có giúp gì được không. Chúng tôi đã hội ý với một số tác giả và đề nghị đặt biệt danh của họ lên Google+.
Kết quả: không thay đổi.
Sử dụng tên thật của tác giả: trong phần cài đặt cấu hình cho cộng đồng của bạn, bạn có thể tùy chọn cung cấp thông tin firstname, lastname của mình, bạn có cảm thấy thoải mái khi cung cấp thông tin này hay không, có muốn hiển thị nó thay vì tên đăng nhập hay không …Bởi vì không phải ai cũng cung cấp tùy chọn này, mặc định chúng tôi sẽ hiển thị tên đăng nhập của họ. Kể từ khi Google+ khắt khe hơn về những người sử dụng với tên và khuôn mặt thật của họ, chúng tôi cập nhật các thiết lập của mình để tên và họ của họ có thể hiển thị ở phần byline của họ thay vì tên người dùng.
Kết quả: không thay đổi. Nhưng ….
Liên kết Google+ với tên thật: cảm thấy chúng tôi đã đi đúng hướng khi sử dụng tên thật của tác giả để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề. Chúng tôi đã thử chuyển đổi các anchor text thành tên thật trong profile cá nhân của tác giả và đặt liên kết vào Google+. Bây giờ, thay vì nói “randfish on Google+” chúng tôi sẽ nói “Rand Fishkin on Google+”.
Kết quả: THÀNH CÔNG … ?
Chúng tôi “sử dụng tên thật” – sáng kiến này đã giúp authorship snippet xuất hiện trên SERP một lần nữa. Hoan hô! Nhưng có một vài trường hợp kết quả hiển thị sai.
Phần IV: những thứ cần thiết tiết lộ
Thí nghiệm của tôi chỉ ra rằng Google hiện nay rất nhạy cảm với các thông tin được cung cấp trên byline. Bất kỳ một trường hợp thông tin nào có từ “by” thì phía sau thông tin của nó phải là tên của một ai đó – đặc biệt là nếu người đó cũng có trang web thiết lập thông tin tốt. Trên blog Moz, bất kỳ một bình luận nào được chỉnh sửa cũng có thông tin người chỉnh sửa như Sửa bởi (người dùng) lúc (thời gian).
Chúng tôi vẫn còn đang tiếp tục nhìn thấy nhiều vấn đề theo thời gian của các bài viết mà chúng tôi dùng “by (tên của người viết)” trong phần nội dung các bài viết và sau đó người đó bình luận về bài viết.Nó không phải là sự xuất hiện phổ biến nhưng nó sẽ xảy ra, đặc biệt từ những người có xu hướng nhận xét về bài viết trong đó họ được đề cập. Ngoài việc loại bỏ trường hợp của “by” và thay đổi từ từ ngữ thích hợp tôi đã không thể tìm ra các chỉnh sửa có hệ thống nào khác được nêu ra.
Kết luận:
Để Author markup có thể làm việc, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Đừng bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào các công cụ kiểm tra, hãy kiểm tra SERP của bạn (trong chế độ ẩn danh hoặc đăng nhập) để chắc chắn.
- Google cho rằng trường hợp “by (tên tác giả)” rất quan trọng. Vì vậy nếu bạn là tác giả bài viết, hay kiểm tra nó đầu tiên.
- Thêm nickname trên Google+ ít hiệu quả hơn so với tên thật. Bất kỳ những nơi nào có thể, hãy sử dụng tên thật của mình (firstname và lastname) để có được Author markup.
- Để biết thêm về cách xử lý liên quan đến tác quyền, hãy đọc thêm bài Khắc phục lỗi Authorship: Lỗi sai tác quyền đã được đăng trước đây.
Tác giả: Ruth Burr
Nguồn: Moz
Dịch: Nguyễn Duy Nhân