NHANWEB

10 lời khuyên Google Analytics cho người làm UX

Google Analytics đã trở thành công cụ hàng đầu cho các webmaster trong nhiều việc như theo dõi hoạt động, phân tích số liệu website…Ngoài ra, nó còn giúp bạn phân tích UX (User Experience – trải nghiệm người dùng) tốt hơn. Một vài mẹo sau đây có thể giúp bạn sử dụng Google Analytics cho công việc này.

1. Luôn thiết lập Goal

Google đã liên tục phát triển Google Analytics kể từ khi phát hành công cụ này và hiện nay nó cung cấp một lượng lớn thông tin liên quan đến người truy cập website. Bạn có thể cho rằng điều này là rất tốt, nhưng tôi lại cho rằng đó là một con dao hai lưỡi: nhiều người đã bị lạc trong một lượng lớn thông tin người dùng mà Google cung cấp từ đó xa rời mục tiêu và định hướng của mình đã vạch ra ban đầu.

Có thể bạn sẽ tìm thấy một vài thông tin thú vị bằng cách sử dụng bộ lọc(filter) và đi sâu vào một vài thông tin mà bạn quan tâm. Nhưng nhất thiết bạn phải thiết lập những mục tiêu xác định(Goal) trước khi đi sâu vào dữ liệu. Tôi cho rằng đây là cách tốt nhất để hiểu được các mối liên hệ, các thông tin có liên quan trước khi nghiên cứu và xây dựng một danh sách mà bạn muốn tìm kiếm câu trả lời.

Điều đó có thể bao gồm:

  1. Xu hướng nội dung bây giờ là gì ?
  2. Người dùng làm gì trên trang chủ của tôi?
  3. Người dùng có đọc một phần nội dung cụ thể nào đó hay không ?
  4. Người dùng trên điện thoại có hành vi khác với người dùng trên máy tính bàn hay không ?

Những câu hỏi này có thể được đặt ra khác nhau tùy theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng việc phân tích dữ liệu có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

2. Tất cả phân tich đều cần chuyển thành hành động cụ thể

Việc phân tích dữ liệu không phải là vấn đề, vấn đề là sau phân tích đó chúng có dẫn ta đến một quyết định nào hay không. Chúng ta thu thập dữ liệu, phân tích chúng nhưng dữ liệu sẽ chẳng có ích gì nếu như nó không đưa chúng ta đến một quyết định cụ thể nào đó.

Một ví dụ như thế này: bạn đi sâu phân tích và phát hiện ra rằng một phần nội dung cụ thể nào đó được khách truy cập quan tâm và tìm hiểu kĩ. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ làm gì khi phát hiện ra những điều đó ?

Trong một số trường hợp, việc theo dõi và phân tích dữ liệu có thể đem đến những hành động rõ ràng hơn như việc xem xét cấu trúc trang web, làm ra một số bản chính, bản sao hay làm thế nào để thúc đẩy một thông tin nào đó lên trang chủ. Hoặc trong một trường hợp khác, một thử nghiệm AB sẽ giúp bạn xác định giải pháp nào là tốt hơn. Dù cho giải pháp nào đi chăng nữa, việc quan trọng nhất của dữ liệu vẫn là thúc đẩy chúng ta thực hiện một hành động nào đó.

3. Hành động ưu tiên

Khi trình bày những phát hiện của mình trong quá trình phân tích, bạn phải chắc chắn rằng các hành động kết quả cần được ưu tiên. Theo kinh nghiệm của tôi, việc ưu tiên một kết quả nghiên cứu chủ yếu bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố:

  1. Tác động trực tiếp: nó sẽ cải tiến nội dung hoặc sẽ sửa chữa một số vấn đề để đem lại khả năng sử dụng lớn hơn mà tiết kiệm chi phí.
  2. Nỗ lực thực hiện: đây có phải là một sự tinh chỉnh nội dung nhỏ được thực hiện dễ dàng trong bảng điều khiển hoặc giới thiệu một tính năng mới hoàn toàn và cần xây dựng từ đầu.

4. So sánh lịch sử xu hướng

Rất nhiều phát hiện có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian mà dữ liệu được trích xuất ra. Google Analytics cho phép bạn kiểm soát phạm vi trích xuất dữ liệu theo thời gian một cách dễ dàng. Điều này rất hữu ích cho việc xuất dữ liệu chuẩn mà chúng ta muốn thu thập. Do đó, hãy sử dụng chúng bất kỳ khi nào bạn cảm thấy thời gian có liên quan đến dữ liệu.

Như đã nói đến ở trên, dữ liệu trích xuất có thể giao động theo thời gian và có thể khiến dữ liệu thay đổi. Ví dụ như traffic, hành vi của người dùng của một trang web giải trí có thể thay đổi vào mùa hè hay những ngày nghỉ học. Do đó có thể có những góc nhìn khác nhau theo nhân khẩu học hoặc nội dung quan tâm.

Cách theo dõi tốt nhất trong trường hợp này là sử dụng các chú thích. Google Analytics cung cấp khả năng thêm chú thích vào những ngày nào đó để bạn có thể làm nổi bật hơn những sự kiện có thể làm ảnh hưởng đến dữ liệu. Bạn có thể cần chú thích thêm các yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng như thời điểm trang web ngừng chạy để bảo hành hay một điểm bán hàng nào đó đang chạy sự kiện.

5. Gán giá trị cho Goal

Google Analytics cung cấp khả năng tạo ra các mục tiêu và gán một đơn vị tiền tệ nào đó cho một mục tiêu cụ thể để theo dõi khi hoàn tất. Quay lại với ví dụ về trang web giải trí ở trên, nếu chúng ta lấy 20$ làm giá trị vé trung bình chúng ta có thể suy ra đây là giá trị được tạo ra khi một người hoàn thành mẫu đặt vé trực tuyến trên website.

Đây là phương pháp tốt giúp bạn đưa ra mục tiêu cụ thể và tính toán được tỉ lệ tăng/giảm lợi nhuận khi thực hiện một thay đổi trên trang. Đồng thời bạn cũng có thể cung cấp cho nhà quản lý của bạn biết thêm thông tin, lợi ích khi đề xuất thực hiện một thay đổi nào đó.

6. Lọc traffic nội bộ

Đây là một thiết lập quan trọng khi thực hiện các phân tích nhưng lại thường xuyên bị lãng quên. Những người trong nội bộ của bạn rõ ràng không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu nhưng thường có những tìm kiếm trên website với mục đích tham khảo và có thể làm lệch số liệu phân tích của bạn.

Bạn có thể thiết lập một bộ lọc trong Google Analytics để loại trừ các truy cập từ một IP xác định(cụ thể là văn phòng hay nơi làm việc của bạn). Điều quan trọng là bộ lọc này sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu trước đó, do đó điều bạn cần làm là thiết lập bộ lọc này ngay khi cài đặt Google Analytics lên website.

Google Analytics – thiết lập bộ lọc IP

Nên nhớ rằng đôi lúc những người nội bộ cũng có thể có giá trị phân tích cho trang web của bạn. Ví dụ như một công ty lớn có thể giao tiếp với hàng trăm nhân viên của mình qua trang web của công ty. Cho nên tốt hơn hết là chuyển dữ liệu này đến một nơi nào đó thay vì loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi phân tích.

7.Sử dụng Advanced segment

Nói về Advanced segment(phân đoạn nâng cao), nó là công cụ hữu ích và có thể giúp bạn trả lời tất cả những câu hỏi khó mà bạn có thể thiếp lập được. Advanced segment về cơ bản là một bộ lọc khách thường xuyên có thể áp dụng cho bất kỳ một phân tích nào. Chúng là công cụ tuyệt vời để so sánh thói quen của 2 nhóm đối tượng người dùng khác nhau.

Trong ví dụ dưới đây, tôi thực hiện so sánh cho tất cả khách truy cập cao tuổi, những người thực hiện mua hàng bằng các trình duyệt Internet Explorer phiên bản cũ.

Google Analytics – sử dụng Advanced segment

Rõ ràng, ví dụ này hiếm khi cần thiết. Nhưng có có thể thể hiện được sự phức tạp và dữ liệu khổng lồ mà Google Analytics có thể cung cấp cho bạn. Bạn chỉ cần nhớ: luôn đặt ra những câu hỏi, và không cần tạo các Advanced segment trừ khi nó có thể cung cấp câu trả lời cho bạn.

8. Phân tích thanh tìm kiếm nội bộ

Phân tích tìm kiếm trên website là một cách vô cùng giá trị và thường xuyên bị bỏ qua để xem chính xác những gì người dùng tìm kiếm trên website của bạn. Chúng có vẻ hơi khó hiểu nhưng tôi muốn bạn biết chúng chiếm khoảng 90% các thiết lập phân tích của tôi – và điều tuyệt vời là nó chỉ mất khoảng 30 giây để cài đặt.

Phân tích tìm kiếm đặc biệt hữu ích vì chúng có thể tiết lộ những gì người dùng quan tâm sau khi bạn đã cung cấp vị trí đích đến cho họ qua thanh điều hướng hoặc trên trang chủ. Nó có thể mang lại giá trị cho người dùng khi họ đang tìm kiếm với nhiều từ khác nhau hoặc họ đang tìm kiếm những điều khác hơn so với mong đợi của bạn.

Đây là thứ tôi thực hiện đầu tiên khi tiến hành thực hiện một đánh giá trên website. Vì nó là cách nhanh chóng nhất để đánh giá và phát hiện ra những điều còn thiếu sót trong điều hướng người dùng hoặc thiếu sót về nội dung.

9. Sử dụng biểu đồ thường xuyên cho các báo cáo

Rất nhiều phân tích của chúng tôi được thực hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại. Ví dụ như những phân tích cho các bên liên quan với nội dung cho di động và máy bàn được cập nhật hàng tháng.Các khái niệm về dashboard không phải là một thứ mới lạ nhưng Google xây dựng công cụ này rất dễ dàng với rất nhiều biểu đồ đực xây dựng trong Google Analytics. Chúng ta không phải mất thời gian vẽ ra các biểu đồ với các API hay vật lộn với Excel nữa. Giờ đây nó rất dễ được xây dựng, ngay cả với một công cụ khác có sử dụng nội dung từ Google Analytics.

Google Analytics – Dashboad

10. Tránh để số liệu chết

Bạn có số liệu, hãy phân tích và hành động liên tục. Đừng dừng lại ! Phân tích và hành động liên tục giúp cho website của bạn ngày một tốt hơn và bạn nắm bắt xu thế, kinh nghiệm người dùng liên tục từ đó phát triển website nay một tốt hơn.

Exit mobile version