Nếu bạn là người sử dụng WordPress, chắc bạn đã biết WordPress phân chia quyền hạn người dùng thành 5 loại: Administrator, Editor, Author, Contributor, Subscriber. Tuy nhiên, tôi biết rằng nhiều bạn vẫn chưa rõ chức năng và quyền hạn của từng nhóm cụ thể được phân loại như thế nào để có thể tận dụng triệt để. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một giải thích đầy đủ về các nhóm quyền hạn này để bạn có thể thận dụng tốt hơn.
Phụ mục
1. Administrator
- Giữ quyền hạn cao nhất, sử dụng được các quyền hạn của các tài khoản ở cấp thấp hơn.
- Truy cập được vào tất cả các thuộc tính của một site xây dựng trên nền WordPress.
- Giữ quyền kích hoạt các plugin và cấu hình toàn bộ website wordpress.
2. Editor
- Không cho phép cấu hình hệ thống WordPress.
- Không tạo tài khoản người dùng mới.
- Cho phép điều chỉnh tất cả các nội dung trên website.
- Cho phép biên tập, chấp nhận và từ chối các bài viết từ các thành viên khác.
- Cho phép quản lý bình luận trên trang.
- Cho phép bổ sung các liên kết(blogroll) trên trang.
3. Author
- Có thể đăng bài viết.
- Có thể publish bài viết.
- Có thể Edit bài viết của mình.
- Có thể quản lý các bình luận thuộc bài viết của mình.
4. Contributor
- Có thể gửi bài viết.
- Không thể publish bài viết.
5. Subscriber
- Có thể đăng nhập để viết bình luận.
- Có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân tài khoản của mình.
Tin chắc rằng sau bài viết tưởng chừng đơn giản này nhiều bạn sẽ giật mình nhận ra mình chưa hiểu hết được cách sử dụng WordPress. Cái chúng ta biết về nó không nhiều như chúng ta nghĩ các bạn nhỉ :D