NHANWEB

Nhân viên chuyên nghiệp ở VN ?

Hôm qua, nhân có dịp ngồi nói chuyện với JT – một Việt kiều trở về từ đất Mỹ tôi có trao đổi với chị về nhận thức của người Việt Nam và người Mỹ khác nhau như thế nào. Đa phần, chị rất bất ngờ trước phong cách làm việc của người Việt Nam cũng như quan điểm và suy luận của dân ta so với những gì chị đã trải nghiệm trên đất Mỹ. Xin trích đăng 1 số ý chính trong cuộc nói chuyện của chúng tôi để các bạn cùng suy ngẫm.

Nguyễn Duy Nhân: Trở về từ Mỹ, thành lập công ty và điều hành công việc tại  VN, chị thấy VN nào thế nào?

J.T: Nói chung chị thấy môi trường và cơ hội ở VN không phải là ít, đặc biệt là ở HCM. Tuy nhiên, chị cảm thấy khó chịu, thậm chí là bỡ ngỡ trước cách làm việc cũng như thái độ chuyên nghiệp của người lao động  VN. Thậm chí là chị cảm thấy bực bội, tức tối.

Nguyễn Duy Nhân: Đơn cử vài trường hợp nhé?

J.T: OK, không nói đâu xa, ngay chính cái quán cafe chị em mình ngồi đây em cũng có thể thấy. Thái độ phục vụ của nhân viên thực sự làm chị khó chịu. Họ đem thức uống đến cho chúng ta theo mọi cách mà họ thích: xộc vào giữa cuộc nói chuyện của em và chị, đặt ly nước xuống bàn và nói 1 câu trống trơn : “cafe của ai ?”. Em có thấy cái cách phục vụ như vậy là tốt không ? Chúng ta đang ngồi ở một quán cafe có thể nói là lớn nhất nhì Sài Gòn, đáng lẽ chúng ta phải được phục vụ với một phong cách tốt nhất. Chẳng lẽ chúng ta phải cuối đầu, đưa tay lý nhí “dạ, cà phê của em anh ạh…” ?

Ngay trong công ty của chị cũng vậy, nhân viên của chị mặc dù chị đã đưa ra rất nhiều biện pháp như khuyên nhủ, khuyến khích, đe dọa, xử phạt nhưng tình trạng thích đi làm lúc mấy giờ thì đi, đùng đẩy công việc vẫn diễn ra thường xuyên.

Chị cũng có 2 nhà hàng trên đất Mỹ, ở bên đó chỉ cần chị nhắc khéo 1 lần là xem như tình trạng sai phạm trong công việc được khắc phục gần như triệt để. Nhân viên bên đó họ rất xem trọng thái độ và tâm trạng của khách hàng. Mọi sự bực tức của khách hàng đều mặc nhiên là lỗi của họ. Mọi việc đều được giải quyết với từ đầu tiên là “xin lỗi”. Còn ở VN thì không. Chị thật sự cảm thấy mệt mỏi khi phải liên tục uốn nắn nhân viên nhưng chẳng mang lại nhiều kết quả như mong đợi….

Nguyễn Duy Nhân: Em nghĩ đó cũng chỉ là thiểu số. Ở VN vẫn có những nhân viên rất chuyên nghiệp và thái độ làm việc rất chăm chỉ, lợi ích của công ty được đặt lên hàng đầu.

J.T: Chị đồng ý với em đó chỉ là 1 phần, tuy nhiên lại là phần … lớn mới chết. Sự thiếu chuyên nghiệp diễn ra ở khắp mọi nơi.

Nguyễn  Duy Nhân: theo chị nguyên nhân chính yếu từ đâu ?

J.T: chị không muốn nói sâu đến những vấn đề liên quan đến sự nghiệp. Nhưng chị nghĩ là do bản chất và ý thức đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi người. Vấn đề nằm ở cách giáo dục những con người. Em hãy nhìn xem: chủ doanh nghiệp thì chỉ chăm chăm kiếm tiền, họ đặt lợi nhuận lên trên sự hài lòng của khách hàng, thiếu những chương trình huấn luyện cần thiết cho nhân viên, thiếu sự quan tâm đến đời sống của nhân viên. Với thái độ như vậy làm sao để nhân viên hết lòng vì công việc ?

Nguyễn  Duy Nhân: vậy lỗi là do doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mực đến nhân viên của mình, thiếu những chế độ hậu đãi và sự huấn luyện ?

J.T: thật lòng mà nói chị không đổ lỗi cho doanh nghiệp. Chị chẳng là gì để phán xét đường lối kinh doanh của họ. Ở đây, chị nghĩ là do sự giáo dục và hiện thực đang diễn ra khiến cho họ bị kéo theo cái guồng chung của xã hội.

Nguyễn Duy Nhân: Chị có thể giải thích ?

J.T: Em nhìn xem, đọc báo xem. Nham nhảm những vụ tham ô, tham nhũng, nham nhảm những vụ “đi đêm”… Ở VN tất cả đều có giá của nó, kể cả… trinh tiết, hệ thống giáo dục theo chị là còn yếu kém. Nếu chị làm giáo dục thì chị muốn sản phẩm của chị phải là những con người có khả năng tự lập và ý thướng về vai trò và trách nhiệm của mình. Chị muốn những người dám nhận cái sai và sẵn sàng sửa sai. Ở VN được bao nhiêu người sẵn sàng xin lỗi khách hàng khi thực sự họ sai. Hay chỉ là đỗ lỗi ?

Nguyễn Duy Nhân: em hiểu. Quay lại một chút về người lao động. Sự thiếu chuyên nghiệp và ý thức trách nhiệm kém có phải là hệ quả của sự tác động yếu tố doanh nghiệp ?

J.T: Một phần thôi em ah. Chị thấy ở VN người ta đi làm rất trễ. Phải học xong 12, hoặc đại học, thậm chí cao học họ mới bước vào đời. Còn ở bên Mỹ, chị đi làm từ năm 17 tuổi.

Nguyễn  Duy Nhân: Điều ấy tác động như thế nào ?

J.T: tác động rất nhiều em ah ! Những người đi làm sớm, họ không được hoặc ít được sự hỗ trợ của gia đình hơn những người đi làm trễ. Do đó họ không có tâm lý ỷ lại. Họ tự đúng trên đôi chân mình nhiều hơn dựa dẫm vào người khác và tất nhiên là họ sẽ có ý thức về công việc tốt hơn. Chị không phủ nhận nhân viên chị rất chịu khó và rất nhiệt tình với công việc nhưng họ vẫn chưa đạt được điều chị muốn. Nhiều lúc xảy ra những việc không hay, họ lại đổ lỗi thay vì xem đó là sai lầm của mình và đặc biệt là việc đi làm thường không đúng giờ.

Nguyễn Duy Nhân: có phải chị quá dễ dãi với nhân viên của mình.

J.T: Không, chị không dễ dãi. Nhưng chị muốn để mọi người tự do phát huy năng lực cá nhân. Tiếc là họ lại thụ động chờ đợi sự chỉ thị của chị. Nhưng sau đó lại làm sai…. :(

Tất nhiên tất cả chỉ là quan điểm cá nhân của JT, tuy nhiên nó cũng đáng cho chúng ta suy ngẫm :)

Exit mobile version