Danh từ startup chỉ những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp nói chung. Tuy nhiên trong bài viết này, startup được dùng với nghĩa hẹp hơn là chỉ các công ty, hay các nhóm đang khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Những ai quan tâm tới thị trường Việt Nam hẳn đều nhận thấy xu thế làm startup ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh, ít nhất là về số lượng.
Phụ mục
Vấn đề tuyển người – Chọn chuyên gia chém gió hay chọn nghệ nhân?
“Chuyên gia chém gió” ở đây không mang ý nghĩa đánh giá thấp kém mà tôi muốn đề cập tới những ngài lên kế hoạch. Những người thế này chỉ biết đưa ra ý tưởng, chỉ hướng đi cho sản phẩm trong khi người chịu trách nhiệm cho việc này lại là người sáng lập đội nhóm. Phần lớn thời gian sau đó của những chuyên gia chém gió là vô ích và không phù hợp với môi trường startup.
Tất nhiên, vẫn có một số người hội tủ đủ tố chất lãnh đạo và cả khả năng bắt tay trực tiếp vào công việc. Nếu bạn tìm thấy người nào như vậy, ngay lập tức hãy mời họ về! Đa số những người này đều tham vọng và có trách nhiệm với sản phẩm họ tạo ra.
Nếu bạn có một đội gồm bốn hoặc năm người (thậm chí mười hoặc mười lăm) thì mỗi cá nhân nên dành phần lớn thời gian của mình tập trung vào xây dựng, thực hiện, thiết kế, viết lách, kiểm tra, bán sản phẩm, hoặc làm những việc khác không phải là “đề xuất hướng đi” hay “lên kế hoạch” hay “thiết lập chính sách”.
Muốn một startup thành công? Hãy tìm những nghệ nhân thông minh, linh hoạt và tham vọng!
Liên tục bàn bạc về tính năng sản phẩm
Tình huống này đặc biệt hay gặp ở các sản phẩm Internet. Bạn đang có ý tưởng vô cùng tuyệt vời cho sản phẩm của mình. Nhưng bạn biết không, cách đây 2 tháng cũng có một ý tưởng bạn vẫn chưa hoàn thành xong, và nó cũng tuyệt vời không kém.
Những người làm startup có khả năng sản sinh ra ý tưởng một cách kinh ngạc, nhưng thật tệ nếu bạn không biết kìm hãm chúng vì chúng khiến bạn đang tiêu tốn nguồn lực một cách không cần thiết.
Cách phá vỡ startup tuyệt vời nhất là việc bạn dành toàn bộ thời gian của mình vào việc gặp gỡ trao đổi một cách chi tiết những tính năng sản phẩm mà bạn sắp sửa đưa vào trong thời gian tới. Thay vào đó, bạn nên nhanh chóng nắm bắt những ý tưởng then chốt, đặt chúng vào danh sách cần thực hiện. Khi bạn đã thực sự hoàn thành một thứ rồi rồi và muốn những thứ mới mẻ hơn, hãy xem những ý tưởng mà bạn góp nhặt được có khả năng giải quyết những nhu cầu thực tế của người dùng hay không. SAU ĐÓ mới thiết kế và xây dựng chúng.
Muốn một startup thành công? Đương nhiên bạn phải dành thời gian cho tương lai, nhưng bạn phải vượt qua những thứ dang dở hiện tại mà bạn đang phải giải quyết đã.
Sản phẩm ra đời có nhất định phải hoàn hảo?
Việc phát hành sản phẩm ra công chúng mà bạn nghĩ nó chưa thực sự hoàn hảo quả là một viêc không dễ dàng. Nhưng vấn đề là, chẳng có gì là hoàn hảo cả, nên việc bạn phát hành nó càng nhanh thì bạn càng nhận ra rằng ít nhất phần nào là hoàn hảo.
Bạn trì hoãn càng lâu thì bạn càng mất nhiều tiền và rủi ro càng lớn, bạn tiến gần tới thất bại. Việc nhận ra khuyết điểm càng sớm càng tốt vừa đủ để bạn vẫn kịp xoay chuyển tình thế và khiến sản phẩm hoàn thiện hơn chẳng phải tốt hơn ư?
Muốn một startup thành công? Hãy thường xuyên phát hành những thay đổi dù nhỏ, và đừng lo lắng rằng nó có xấu xí hay vẫn chưa chính xác những gì bạn muốn. Bạn chỉ cần tiếp tục hoàn thiện công trình của bạn mà thôi.
Vấn đề tuân thủ giờ giấc làm việc ở văn phòng
Đây có thể là điều mà bạn không mong muốn. Đây cũng chẳng phải là lời phê phán cho việc các startup phải làm việc 24/7 mà không có cuộc sống bên ngoài, phải ăn uống ngay tại bàn làm việc. Nếu điều này phù hợp với bạn, tốt thôi. Tuy nhiên, cuộc sống bên ngoài văn phòng có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng!
Tại sao bạn phải ép mình làm theo một cách nghiêm ngặt thói quen 9 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần? Thỉnh thoảng bạn nên xem xét lại mọi thứ lại đã làm trong tuần hoặc trả lời phản hồi của người dùng vào đêm muộn. Thỉnh thoảng bạn nên vứt một vài quyết sách hay ý tưởng vào sọt rác một cách nhanh chóng. Thỉnh thoảng các quyết định nên được đưa ra vào ngoài giờ làm việc, điều này chỉ bạn mới làm được, thậm chí khi bạn đang trên bàn nhậu.
Muốn một startup thành công? Bạn không nhất thiết phải sống ngay tại văn phòng, nhưng bạn cần nhận thức được chuyện gì đang diễn ra và có khả năng phản xạ khi cần thiết.
Tập trung vào những slide Powerpoint
Chắc chắn rồi, các nhà đầu tư sẽ thích chúng và bạn sẽ luôn có thứ gì đó để cho ban quản trị xem, nhưng điều này có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nếu bạn dành một hoặc hai tiếng một tuần để làm slide chia sẻ thông tin với năm người khác, thì bạn đang lãng phí thời gian của mọi người.
Rõ ràng đây là thông tin quan trọng mà bạn cần chia sẻ với cả đội, nhưng vấn đề với powerpoint là mọi người bắt đầu dùng dùng chữ nổi bật, tìm bức hình vui nhộn hay hiệu ứng cần thiết để diễn đạt ý kiến của mình. Một chiếc bảng trắng sẽ có ích cho những gạch đầu dòng, và nó sẽ giúp bạn nhanh chóng có được những cuộc họp mà không cần phải để tâm đến thời gian chuẩn bị hạn hẹp.
Muốn một startup thành công? Hãy xem xét việc tạo một bảng điều khiển đơn giản với tất cả các số liệu mà mọi người trong công ty có thể theo dõi, giúp họ nhìn thấy các thông tin cần thiết mọi lúc. Bằng cách đó, không ai còn đợi bạn xây dựng rồi sao chép đồ thị lên bàn mỗi tuần một lần nữa.
Lời bình:
Tôi nhận thấy đây là một bài viết khá hay và phù hợp với những bạn có ước mơ và hoài bão trong cuộc sống, nhất là việc kinh doanh. Bài viết được tổng hợp và đăng tải bởi nTuts dựa trên thông tin từ Internet. Tuy tính chính xác chưa được thẩm định nhưng bản thân tôi thấy những kinh nghiệm làm việc mà tôi đã trải qua ở các công ty startup đều được liệt kê ở đây và đúc trích thành bài học.